
CÔNG TY TNHH STD&D
TỪ ĐIỂN ANH – VIỆT CỦA ĐẠI LÝ CÔNG NGHIỆP
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NGÀNH ĐẠI LÝ CÔNG NGHIỆP
▸ Adapter Sleeve: Măng xông côn
▸ After-Sales Support: Dịch vụ sau bán hàng, bao gồm lắp đặt, bảo dưỡng và phân tích hư hỏng
▸ Angular Contact Bearing: Vòng bi/Bạc đạn đỡ chặn (tiếp xúc góc).
▸ Asset Management: là hệ thống các công cụ theo dõi, giám định tài sản của Doanh nghiệp, thực hiện trong suốt tuổi đời sử dụng của chúng. Tập trung vào sự tối ưu hóa công suất và tiết giảm Tổng chi phí chủ sở hữu.
▸ Asset Management: Là Hệ thống các qui trình giám định tài sản, bao gồm: phát triển, mua, sử dụng, bảo dưỡng và thanh lý, nhằm đạt Hiệu quả cao nhất cho Vốn đầu tư và tài sản
▸ Asset Tracking: Quá trình giám sát theo thời gian thực các Thiết bị, Tài sản của Doanh nghiệp, thường là bằng IoT.
▸ Asset-Based Financing: Tín dụng thế chấp bằng tài sản.
▸ Axial load: Tải trọng hướng trục
▸ Bearing Distributor: Đại lý, chuyên cung cấp Vòng bi/bạc đạn và các dịch vụ liên quan
▸ Bearing: Vòng bi/Bạc đạn/Ổ lăn
▸ Big Data: Tập hợp các dữ liệu của Doanh nghiệp, được tập hợp, phân loại, phân tích phục vụ mục tiêu nâng cao hiệu quả sinh lợi của Doanh nghiệp.
▸ Buffer Stock: Kho hàng dự phòng, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của biến đợng giá cả và nguồn cung
▸ Cage: Vòng cách/rế
▸ Channel Partner: Đồng minh thương mại, cùng tạo ra mạng lưới phân phối, bán lẻ
▸ Configuration Management: Quá trình duy trì công suất, chức năng và tuổi thọ của Chi tiết/thiết bị
▸ Consignment Stock: Kho hàng ký gửi, là một dạng tín dụng bán hàng
▸ Consulting Services: Dịch vụ Tư vấn chuyên nghiệp cho phép tiếp cận nhu cầu và đưa ra khuyến nghị/giải pháp phù hợp.
▸ Corrective Maintenance: Phương thức Sửa chữa khi có Sự cố. Phần lớn các Nhà máy cũ sử dụng phương thức này, nó thụ động và tốn kém.
▸ Cost-Benefit Analysis: Là quá trình phân tích, so sánh Chi phí và Lợi ích mà hệ thống giám định dùng IoT đưa ra, để phục vụ mục đích tố ưu hóa TOC.
▸ Cylindrical Roller Bearing: Vòng bi/bạc đạn đũa
▸ Data Collection: Hệ thống các công cụ thu thập Dữ liệu thông qua IoT, phục vụ năng lực quyết định tại chỗ của Chủ Doanh nghiệp, hoặc Ban Giám đốc.
▸ Deep Groove Ball Bearing: Vòng bi/bạc đạn cầu
▸ Diagnostic Maintenance: Phương thức sửa chữa dựa vào các phân tích, dự đoán. Cho phép chuẩn bị nguồn lực và qui trình cẩn thận trước khi sửa chữa.
▸ Distribution Center (DC): Trung tâm phân phối. Thường có tác dụng trong một khu vực địa lý, với nhiệm vụ tồn trữ và phân phối trong khu vực
▸ End-User Training: Dịch vụ Đào tạo, Huấn luyện cho người dùng cuối, nhằm mục đ1ich nâng cao Hiệu quả sử dụng sản phẩm
▸ Enduser: Người sử dụng cuối – là người dùng sản phẩm
▸ Energy Efficiency: Hiệu quả sự dụng Năng lượng – tức là tiết giảm năng lượng, trong khi vẫn duy trì được công suất. Ứng dụng IoT sẽ cho phép tối ưu hóa loại chi phí này trong TOC.
▸ Failure Mode: Kiểu Hư hỏng, được tổng hợp Phân loại để làm cơ sở hệ thống hóa các Nguyên nhân và cách Khắc phục
▸ Friction: Ma sát
▸ Fulfillment: Quá trình giao, nhận đóng gói cho Khách hàng.
▸ Gaskets: Gioăng phẳng. Là các chi tiết làm kín các mối nối mặt bích trên thiết bị, van, đường ống
▸ Initial Acquisition Costs: Chi phí mua Thiết bị, bao gồm cả chi phí lắp đặt và đưa vào sử dụng. Đây là chi phí ban đầu của TOC
▸Inner race: Rãnh chạy trên vòng trong.
▸ Inner ring: Vòng trong
▸ Inspection: Là hệ thống các hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu Hư hỏng từ sớm, cho phép chủ động phòng ngừa, sửa chữa.
▸ Integration Services: Loại Dịch vụ kết hợp nhiều nguồn lực, phương tiện để giải quyết nhiều khía cạnh của vấn đề.
▸ Inventory Turnover: Số vòng quay Kho hàng/năm. Là 1 chỉ số rất quan trọng, ảnh hưởng tới dòng tiền và Lợi nhuận của đại lý. Vòng quay kho hàng, nên là 3-4.
▸ JustInTime (JIT) Inventory: Hàng hóa phục vụ nhu cầu “giao đúng giờ”
▸ L10: Tuổi thọ định danh lý thuyết của Vòng bi, được tính toán và chứng thực qua phép đo tiêu chuẩn
▸ Lead Time: Khoảng thời gian từ khi Đặt hàng tới lúc Nhận hàng.
▸ Load Rating: Tải trọng định danh.
▸ Maintenance Costs: Chi phí bảo trì, sửa chữa thiết bị, nhằm duy trì khả năng sản xuất và hiệu quả của chúng. Ứng dụng IoT sẽ cho phép tối ưu hóa loại chi phí này trong TOC
▸ Maintenance Services: Dịch vụ Bảo dưỡng, cho phép duy tri tính ổn định và hiểu quả sử dụng Thiết bị/Phụ tùng
▸ Maintenance: Hệ thống các hoạt động bảo trì nhằm giữ cho Thiết bị hoạt động bình thường, không bị sự cố bất chợt.
▸ Minimum Order Quantity (MOQ): Số lượng đặt hàng tối thiểu. Đảm bảo cho chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng nhỏ, chấp nhận được.
▸ MRO chemicals: là các hóa chất hỗ trợ quá trình bảo dưỡng sửa chức thiết bị công nghiệp. Ví dụ như các chất làm kín, làm sạch, tẩy rửa dầu mỡ, xử lý sét rỉ..
▸ Needle Bearing: Vòng bi/bạc đạn kim.
▸ Non-asbestos (soft) gaskets: là các loại gioăng mềm, không có thành phần amiang.
▸ Oil seals: Phớt dầu. Loại chi tiết làm kín cho các trục quay, vòng bi.., chống rỏ rỉ chất bôi trơn và chống nhiễm bẩn
▸ Operational Costs: Chi phí vận hành thiết bị, bao gồm cả các chi phí khi dùng điện, nước, gas,…Ứng dụng IoT sẽ cho phép tối ưu hóa loại chi phí này trong TOC.
▸ Outer Race: Rãnh chạy trên vòng ngoài.
▸ Outer ring: Vòng ngoài
▸ Outsourcing: Dịch vụ thuê ngoài, nhằm nâng cao Hiệu quả các nguồn lực.
▸ Overall Equipment Effectiveness (OEE = DxNxC). Là thước đo hiệu quả của quá trình sản xuất. Bao gồm 3 yếu tố sau:
o Độ sẵn sàng (D): Tỷ trọng giữa thời gian tham gia sản xuất thực tế và thời gian trong kế hoạch Tỷ số này đánh giá mức độ huy động thiết bị cho sản xuất.
o Năng suất (N): Tỷ trọng giữa năng suất thực tế và năng suất tối đa của thiết bị
o Chất lượng (C): Tỷ trọng giữa số lượng sản phẩm có chất lượng tốt và tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra. Tỷ trọng này cho thấy năng lực phòng tránh phế phẩm của Doanh nghiệp
▸ Overhaul: Đại tu - Biện pháp sửa chữa lớn, tổng thể, bao gồm tháo rã toàn bộ thiết bị, vệ sinh, thay thế chi tiết bị mòn, hư hỏng, lắp lại, chạy thử, đánh giá, nhắm đưa thiết bị trở lại sản xuất với độ tin cậy cao nhất.
▸ Overstock: Kho hàng dư thừa quá mức
▸ Pillow Block Bearing: Cụm Vòng bi/bạc đạn tự lựa vòng ngoài
▸ Planned Maintenance: Bảo trì theo kế hoạch, thường được thực hiện cùng 1 lúc cho nhiều thiết bị liên đới trong hệ thống sản xuất, nhằm mục đích đạt độ tin cậy cao cho cụm thiết bị đó,
▸ Plummer Block Housing: Gối đỡ Vòng bi/bạc đạn
▸ Power Transmission Components/parts: Phụ tùng truyền động
▸ Precision Bearings: Vòng bi/Bạc đạn có cấp chính xác cao hơn mức bình thường.
▸ Predictive Analytics: Các Phân tích nhằm đưa ra các dự đoán về Tương lai. Các phân tích này, dùng các thuật toán cho phép sử dụng lịch sử sử dụng nhiều thiết bị tương tự, để dự đoán về Tương lai của 1 Thiết bị. Ứng dụng IoT sẽ cho phép tối ưu hóa các thành phần Bảo dưỡng/Sửa chữa và vận hành trong TOC
▸ Predictive Maintenance: Phương thức Bảo trì Dự báo, sử dụng các Phân tích chiều hướng để lập kế hoạch dừng máy, sửa chữa, bảo dưỡng một cách chính xác nhất, không ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất
▸ Preload: Dự ứng lực để điều chỉnh khe hở bên trong và độ cứng vững của cụm Vòng bi.
▸ Preventive Maintenance (PM): Phương thức bảo dưỡng Phòng ngừa, thực hiện định kỳ, nhằm giữ cho các thiết bị (quan trọng) không bị sự cố bất chợt và kéo dài Tuổi thộ vận hành.
▸ Procurement: Quá trình tìm kiếm nhà cung cấp và mua hàng
▸ Project Management: Hệ thống quản trị Dự án, bao gồm lập kế hoạch, duyệt và thực hiện Kế hoạch để đáp ứng các Mục tiêu Lợi nhuận trong khoảng Thời gian cho phép.
▸ Radial Load: Tải trọng hướng kính
▸ Reliability-Centered Maintenance (RCM): Qui trình Bảo trì lấy độ Tin cậy của Thiết bị vận hành sau bảo trì làm nền tảng.
▸ Remote Support: Dịch vụ hỗ trợ gián tiếp, thông qua Internet
▸ Reorder Point (ROP): Mức tồn kho tối thiểu để Đặt hàng bổ sung
▸ Repair: Là quá trình khắc phục các hư hỏng, để đưa thiết bị trở lại hoạt động.
▸ Return on Investment (ROI): Là chỉ tiêu tài chính, đo mức độ Sinh lợi trên Vốn đầu tư.
▸ Rolling element: Con lăn
▸ Rotating equipment: Thiết bị động. Là các thiết bị có dùng chuyển động để tham gia sản xuất, vì dụ như động cơ điện, bơm, quạt, máy nén khí, máy cán, máy nghiền..
▸ SelfAlighning Ball Bearing: Vòng bi/bạc đạn cầu tự lựa
▸ Shields, Seals: nắp làm kín
▸ SKU (Stock Keeping Unit): Mã định danh cho mỗi Sản phẩm/Dịch vụ cần mua và tồn kho
▸ Smart Devices: là các Thiết bị IoT thông minh, cho phép thu thập, phân tích và đưa ra những thông tin có giá trị giúp nâng cao Hiệu quả sản xuất và tiết giảm TOC.
▸ Spare Parts Management: Là hệ thống quản trị Phụ tùng thay thế, bao gồm hoạt động mua, lưu trữ đảm bảo cho hoạt động bảo trì, sữa chữa được đúng kế hoạch.
▸ Spare Parts: Phụ tùng thay thế
▸ Spherical Roller Bearing: Vòng bi/bạc đạn tang trống
▸ Spiral wound gaskets: Gioăng xoắn. Là loại gioăng kim loại kết hợp á kim.
▸ Static equipment: Thiết bị tĩnh. Là các thiết bị không tham gia chuyển động khi làm việc, ví dụ như đường ống, bồn, bể, van
▸ Super precision bearing: Vòng bi/bạc đạn siêu chính xác.
▸ Supply Chain: Chuỗi cung, bao gồm các công đoạn: sản xuất, mua/bán hàng, vận chuyển, lưu kho và tái phân phối của Đại lý tới người dùng cuối.
▸ Sustainability: Là tập hợp các giải pháp nhằm làm giảm tác hại tới môi trường, tối ưu hóa các tiêu dùng và cải thiện TOC. Kết quả là sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp
▸ Systems Integration: Mô hình kết hợp nhiều phần cứng và phần mềm để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp.
▸ Tapered Roller Bearing: Vòng bi/bạc đạn côn
▸ Technical Audit: Quá trình nghiên cứu, khảo sát bằng các công cụ kỹ thuật, để đánh giá Hiệu quả, Công năng của Thiết bị, hoặc hệ thống thiết bị.
▸ Technical Support: Những dịch vụ kỹ thuật để hỗ trợ người dùng giải quyết 1 số khó khăn của họ. Upgrade Services: Những dịch vụ kỹ thuật để hỗ trợ người dùng nâng cấp thiết bị của họ.
▸ Technological Bearing: Vòng bi/bạc đạn đặc dụng, chế tạo cho ứng dụng riêng
▸ ThirdParty Logistics (3PL): Bên thứ 3, phục vụ Giao Nhận
▸ Total Cost of Ownership (TCO): Là sự ước lượng tổng chi phí của Chủ sở hữu bỏ ra cho 1 thiết bị sản xuất trong suốt khoảng thời gian sử dụng nó. Các chi phí này bao gồm: giá mua, lắp đặt, tiện điện/gas, bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế…
▸ Total Ownership Costs (TOC) management: Là quá trình quản trị TOC, với mục tiêu sinh lợi là cao nhất
▸ Total Productive Maintenance (TPM): Là cả một Hệ thống các hoạt động của toàn bộ các Nhân viên liên quan, nhằm mục đích đảm bảo Hiệu suất thiết bị làm việc cao nhất.
▸ Validation Services: Quá trình giám định hệ thống, xem các thông số công suất, chất lượng.. có đúng như Tiêu chuẩn chế tạo không.
▸ Vibration Analysis: Phân tích rung động, để chẩn đoán mức độ hư hỏng của Vòng bi
▸ Warehouse Management System (WMS): Phần mềm quản lý Kho hàng để hỗ trợ quá trình Phân phối.
▸ Warranty Services: Dịch vụ Bảo hành. Giải quyết các Lỗi sản xuất thể hiện trong 1 khoảng thời gian nhất định
▸ Cấu trúc Ống thủy lực
o Inner Tube (Lớp trong): Lớp tiếp xúc với chất lỏng, thường làm từ cao su tổng hợp chịu dầu, chịu nhiệt độ (tới 121 độ C)
o Reinforcement Layer (Lớp gia cường): Có thể là dây thép bện (braided) hoặc dây thép xoắn (spiral) để gia cường và chịu đựng áp suất làm việc của ống.
o Outer Cover (Lớp vỏ ngoài): Bảo vệ ống khỏi tác động cơ học, môi trường và hóa chất của môi trường bên ngoài
▸ Các Tiêu chuẩn về Ống thủy lực SAE và DIN/EN
o SAE 100R1/EN853: Ống có một lớp lưới thép bện, áp suất trung bình, chế độ áp suất là tĩnh
o SAE 100R2/EN853: Ống có hai lớp lưới thép bện, áp suất cao hơn ống R1, chế độ áp suất là tĩnh
o SAE 100R12/EN856-4SP: Ống có bốn lớp dây thép xoắn, chịu áp suất cao, có biến động liên tục
o SAE 100R13/EN856-4SH: Ống có bốn hoặc sáu lớp dây thép xoắn, áp suất siêu cao, có biến động liên tục
o SAE 100R15/EN856-4SP/4SH: Ống có sáu lớp dây thép xoắn, phù hợp với ứng dụng áp suất cực cao, có biến động liên tục
▸ Thông số Kỹ thuật Quan trọng
o Working Pressure (Áp suất làm việc): Giới hạn áp suất mà ống có thể chịu được trong điều kiện vận hành liên tục.
o Burst Pressure (Áp suất nổ): Áp suất tối đa làm cho ống bị vỡ. Thường có giá trị gấp 4 lần áp suất làm việc
o Bend Radius (Bán kính uốn tối thiểu): là Bán kín uốn tối thiểu để tránh hư hại ống do bị uốn cong khi làm việc
o Temperature Range (Dải nhiệt độ): Khoảng nhiệt độ ống có thể hoạt động an toàn.
o End Fittings (Đầu nối): Các loại đầu nối phù hợp với tiêu chuẩn kết nối (ren, bặt bích) với thiết bị thủy lực.

1. Phân loại theo chức năng
-
Rod Seals (Phớt cần) – Ngăn chặn rò rỉ dầu ra ngoài dọc theo cần xy-lanh.
-
Piston Seals (Phớt piston) – Ngăn chất lỏng rò rỉ giữa piston và thành xy-lanh, giúp tạo áp lực.
-
Wiper Seals (Scrapers) (Phớt gạt bụi) – Loại bỏ bụi bẩn và tạp chất khỏi cần xi-lanh để bảo vệ hệ thống.
-
Guide Rings (Wear Rings) (Vòng dẫn hướng) – Hỗ trợ và dẫn hướng piston hoặc cần, giúp giảm ma sát và mài mòn.
-
Static Seals (Phớt tĩnh) – Được sử dụng ở các vị trí không có chuyển động tương đối (ví dụ: gioăng O-ring).
2. Phân loại theo vật liệu
-
NBR (Nitrile Rubber) – Chống dầu tốt, chịu nhiệt độ từ -40°C đến +100°C.
-
FKM (Viton® - Fluoroelastomer) – Chịu nhiệt độ cao, chống hóa chất tốt.
-
PTFE (Teflon®) – Ma sát thấp, chống mài mòn tốt.
-
Polyurethane (PU) – Độ đàn hồi cao, chịu áp suất và mài mòn tốt.
3. Một số kiểu phớt phổ biến
-
U-Cup Seals – Hình chữ U, dùng cho cả cần và piston.
-
V-Packings – Nhiều lớp phớt hình chữ V, chịu áp suất cao.
-
T-Seals – Hình chữ T, cải thiện độ kín và giảm rò rỉ.
-
X-Rings (Quad Rings) – Giống O-ring nhưng có bốn bề mặt làm kín, giảm ma sát và tăng độ bền.
-
▸ Keo và chất làm sạch
-
Cleaners/Degreasers: Chất tẩy rửa/tẩy dầu mỡ
-
Solvent-based Cleaners (Chất tẩy rửa dùng Dung môi): Chứa các dung môi hữu cơ (như hydrocarbon, chlorinated solvents, alcohols, acetone, toluene...). Các dung môi này hòa tan dầu mỡ, cặn bẩn nhanh chóng.
-
Water-based Degreaser (Dung dịch tẩy dầu gốc nước): Chủ yếu chứa nước, chất hoạt động bề mặt (surfactants) và các phụ gia giúp phá vỡ dầu mỡ, nhũ hóa chúng để dễ rửa trôi bằng nước.
-
Hand Cleaners (Dung dịch rửa tay chuyên dụng): làm sạch mạnh, an toàn cho da tay, dễ sử dụng và thân thiện với môi trường.
-
Anaerobic High-Performance Adhesives: Hợp chất keo yếm khí công năng cao – Các loại chất kết dính sử dụng trong chế tạo và bảo dưỡng công nghiệp, có thể chủ động về tốc độ khô (hóa cứng) và lực kết dính.
-
Threadlockers (Keo khóa ren): Hợp chất hóa học chống ren tự tháo, chống sét rỉ cho ren.
-
Retaining Compounds (Keo cố định chi tiết lắp ghép): Hợp chất hóa học gia tăng lực liên kết giữa các bề mặt trụ (vòng bi, khớp nối, ống lót) mà không làm gia tăng ứng suất vật liệu
-
Gasket Makers (Keo tạo ron/gioăng)/Flange Sealants (Keo làm kín bề mặt mặt bích): hợp chất hóa học, làm kín các bề mặt phẳng, thay thế hoàn hảo cho các gioăng mặt bích
-
Pipe Sealant (Keo chống rò rỉ ống): hợp chất hóa học chống rò rỉ cho các mối nối đường ống dùng ren
-
Anti-Seize Lubricants: Chất bôi trơn chống kết dính (tự hàn) do nhiệt độ cao
-
Corrosion Protection Coatings: Công nghệ và vật liệu phủ chống ăn mòn hóa học (sét rỉ)
-
High-Temperature Silicone Sealants: Chất làm kín mặt bích dùng silicone chịu nhiệt cao
